Chi tiết tin

A+ | A | A-

Xây đập trên sông Mekong:Lào sẽ tham vấn và cân nhắc kỹ

Người đăng: SuperUser Account Ngày đăng: 10:48 | 12/12/2023 Lượt xem: 272

Nước bạn Lào sẽ tham vấn và cân nhắc kỹ trong việc xây dựng đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong.

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã chia sẻ với báo giới như vậy ngay sau Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mekong quốc tế vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh trên tờ QĐND.

 

Theo giới chuyên môn đây quả thực là tin vui bởi việc xây dựng đập trên con sông này sẽ tạo ra rất nhiều bất lợi đối với hệ sinh thái và an ninh nguồn nước.

uy-hoi-song-me-kong 1
Đại diện các nước tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mê Công quốc tế

 

Tại diễn đàn lần này, vấn đề xây dựng đập thủy điện của Lào trên dòng chính của sông Mekong cũng được giới chuyên môn quan tâm.

Nhiều đại biểu đã đưa ra các nghiên cứu cho rằng các dự án này có thể gây tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với hạ nguồn.

 

Theo đó, bất kỳ một sự dịch chuyển hay thay đổi nào đến dòng sông này cần được cân nhắc kỹ lưỡng với vai trò chủ động của các nước liên quan và tính đến các mục tiêu về môi trường, văn hóa xã hội, đặc biệt là những dự án xây dựng các công trình thủy điện trên sông hiện nay.

 

Được biết, Việt Nam đã đề nghị phía bạn Lào chờ kết quả nghiên cứu của Việt Nam kết thúc năm 2015 về những tác động của thủy điện trên dòng chính sông Mekong trước khi đưa ra quyết định xây dựng đập thủy điện.

 

Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết: "Qua những buổi trao đổi, phía bạn Lào cũng có những quan tâm, lắng nghe, ghi nhận những quan ngại của Việt Nam và Campuchia. Nước bạn cũng đưa ra nhận định, khi triển khai các công trình trên dòng chính sông Mekong thì sẽ tham vấn và cân nhắc rất kỹ những lo ngại, tác động tiêu cực có thể xảy ra. Nếu thấy có những khả năng trên, Lào sẽ cân nhắc và điều chỉnh".

dap-song-me-kong 2
Những con đập trên thượng nguồn dòng chính sông Mekong đang de dọa nguồn nước của Việt Nam

Trước đó, đề cập tới vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, lưu vực sông Mekong là một trong năm lưu vực sông lớn trên thế giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều nhất. Dòng chảy trung bình năm của sông Mekong tại vùng hạ lưu đã giảm 10% trong vòng 30 năm qua.

 

Cụ thể, ở Lào, sông Mekong đoạn chảy qua thủ đô Vientiane 10 năm qua khô hạn đến mức người ta có thể lội qua sông trong mùa khô. Ở Thái Lan, sông Chao Praya vốn hiền hòa cũng xảy ra lũ lớn, gây thảm họa lũ lụt quốc gia trong nhiều tháng liền hồi năm 2011. Ở ĐBSCL của Việt Nam, nước mặn đã vào đến tận khu vực Tân Châu ở tỉnh An Giang, điều chưa bao giờ xảy ra trước đây.

 

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sông Mekong có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như an ninh lương thực trong khu vực. Trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trên 40.000 km2 là nơi sinh sống của 20 triệu dân, hàng năm đóng góp đến 27% GDP cả nước với 90% lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất thủy sản của Việt Nam.

 

Do vậy, quan điểm của Việt Nam và Campuchia là cần có sự tham vấn các nước khi xây dựng thủy điện trên dòng chính của sông. Việt Nam đề xuất thành lập tổ chức nghiên cứu tác động các công trình thủy điện trên dòng sông Mekong với sự tham gia của nước Lào, Campuchia.

 

"Chúng tôi hoan nghênh việc Chính phủ các nước Lào và Campuchia đã cam kết cùng tham gia nghiên cứu này và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các đối tác phát triển, các nhà tài trợ để Nghiên cứu sớm có kết quả vào cuối năm 2015 như kế hoạch đề ra" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

 

Phương Nguyên, nguồn:baodatviet.vn

 

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Bảo vệ Người tiêu dùng (NTD) đang trở thành một vấn đề ngày càng được cả cộng đồng xã hội quan tâm, là một tác nhân kinh tế ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh ̉ phát triển...