Chi tiết tin

A+ | A | A-

PGS.TS Đỗ Văn Hứa: “Cần xây dựng quy chế thể hiện vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp”

Người đăng: SuperUser Account Ngày đăng: 16:07 | 15/12/2014 Lượt xem: 126

Tổng hội Xây dựng Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện, tập hợp các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng từ 11 Hội chuyên ngành và 11 tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc và 43 Hội xây dựng tỉnh, thành phố. Nhiều chuyên gia là các cán bộ giảng dạy lâu năm ở các trường Đại học, các Viện nghiên cứu nên có kinh nghiệm trong truyền bá kiến thức cũng như phương pháp sư phạm trong trình diễn một vấn đề.

PGS.Hua
PGS.TS Đỗ Văn Hứa – Trưởng ban Khoa học và Công nghệ, Tổng hội Xây dựng Việt Nam

 

 

Trao đổi với vusta.vn, PGS.TS Đỗ Văn Hứa – Trưởng ban Khoa học và Công nghệ, Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, trong những năm qua, về khoa học công nghệ, Tổng hội đã đạt được một kết quả như Ủy ban thường vụ Quốc hội mời là thành viên của Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về pháp luật xây dựng. Ngoài ra đã trực tiếp tham gia tư vấn phản biện các văn bản quy phạm pháp luật, các dự án quy hoạch của các Bộ, ngành, các luật liên quan đến hoạt động xây dựng như Luật Xây dựng sửa đổi, Luật Đô thị, Luật Đất đai sửa đổi bổ sung.

“Chúng tôi còn đóng góp nhiều ý kiến được Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đưa vào văn bản thẩm tra trình Quốc hội như vấn đề lớn của xã hội như quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Dự án đường cao tốc Bắc – Nam”, PGS Hứa cho biết.

Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp với Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam phối hợp với Hội Cơ học đá Việt Nam, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cửu Long ở Vĩnh Long đồng tổ chức lớp học – hội thảo “Áp dụng địa chất công trình, cơ học đá và địa kỹ thuật trong xây dựng và sự phát triển xanh” tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long.

Những năm qua, các Hội địa phương cũng tham gia tư vấn phản biện rất nhiệt tình và mang lại nhiều ý kiến đóng góp cho đất nước như Hội Xây dựng Bắc Ninh tham gia phản biện những đồ án quy hoạch quan trọng của tỉnh Bắc Ninh, của ngành; Góp ý sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai; tham gia phản biện một số văn bản Quy phạm pháp luật của tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, Hội đã tham gia Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề của Sở Xây dựng; Tư vấn phản biện và đóng góp ý kiến các phương án kiến trúc, quy hoạch cho 15 dự án xây dựng, trong đó có 8 dự án phản biện bằng văn bản.

PGS Hứa cũng cho biết thêm, các Hội địa phương cũng đã cử thành viên của Hội tham gia các Hội đồng, hội thảo tọa đàm và hội nghị quan trọng như Hội đồng thẩm định những dự án của tỉnh và sở; Là thành viên Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng và kỹ sư giám sát công trình. Tham gia góp ý sát thực tại những cuộc họp do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu theo Nghị quyết 02 của Chính phủ và Chỉ thị 09 của UBND tỉnh.

Ví dụ như Hội Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh tham gia đánh giá nghiệm thu đề tài tiềm năng mã số KC.03.TN15/11/-15 thuộc chương trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí, tự động hóa.

 Đề tài Nghiên cứu sản phẩm bê tông sử dụng vật liệu bùn thải xử lý nước thải bằng công nghệ BB và chất phụ gia BB và 3 B” của TS Nguyễn Hồng Bỉnh cùng nhóm nghiên cứu, phương pháp công nghệ của Hội Khoa học kỹ thuật Xây dựng thành phố Hồ Chính Minh đã giành giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật thành phố lần thứ 22. Tiếp đến là công trình nghiên cứu mang tên Bí quyết tạo sản phẩm cọc ma sát theo kỹ thuật ACTI-RELAX của GS.TS Nguyễn Văn Đạt được ứng dụng thực tiễn.

Khi chúng tôi hỏi: “Vậy hoạt động phổ biến kiến thức thì như thế nào, thưa PGS?”. PGS.TS Đỗ Văn Hứa trả lời: “Những năm qua, chúng tôi đã tổ chức được nhiều hội thảo như “Những kinh nghiệm và kiến thức trong xử lý công trình xây dựng và vấn đề biến đổi khí hậu”; “Công nghệ gia cố, sửa chữa công trình xây dựng và vật liệu mới”.

Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Tổ chức hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhằm giới thiệu những thành tựu mới trong xây dựng, trao đổi các nội dung khoa học kỹ thuật mới, trao đổi và kinh nghiệm áp dụng ở Việt Nam như xây dựng nhà cao tầng – những vấn đề đối mặt; xây dựng công trình thủy lợi thủy điện – những vấn đề đối mặt; xây dựng đường cao tốc – nhìn từ nhiều phía….

Tổ chức các đoàn chuyên gia đến hiện trường trao đổi các vấn đề kỹ thuật giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra như vấn đề kỹ thuật sửa chữa kè Đồ Sơn; vấn đề an toàn giàn giáo khi sử dụng bê tông thương phẩm…

Tuy nhiên, Tổng hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn và theo PGS Hứa thì cần các Bộ, các cơ quan nhà nước có cơ chế để tận dụng kinh nghiệm và kiến thức của các nhà khoa học vào góp ý xây dựng các dự án, đề án của nhà nước cũng như của các Bộ.

Và theo PGS Hứa cũng cần xây dựng quy chế thể hiện vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp là công dân Việt Nam, là chuyên gia đầu ngành về xây dựng cùng nhau đoàn kết phấn đấu góp phần xây dựng đất nước.

PGS Hứa cũng mong Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cần tạo ra mạng lưới hoạt động khoa học công nghệ ở các Tổng hội, Hội, Tổng công ty… để phát hiện và đề xuất với nhà nước những vấn đề khoa học cấp bách cần giải quyết.

Các tin mới hơn:

Bảo vệ Người tiêu dùng (NTD) đang trở thành một vấn đề ngày càng được cả cộng đồng xã hội quan tâm, là một tác nhân kinh tế ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh ̉ phát triển...