Chi tiết tin

A+ | A | A-

Ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội miền núi

Người đăng: SuperUser Account Ngày đăng: 16:14 | 11/12/2023 Lượt xem: 75

TS Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Ảnh: internet)

Hiện nay biến đổi khí hậu mang tính chất toàn cầu, nên biến đổi khí hậu không trừ một ai, không trừ một nơi nào, kể cả những vùng núi cao xa biển. Ở Việt Nam, vùng núi và cao nguyên Bắc bộ chiếm khoảng 85%, vùng núi và cao nguyên Trung bộ chiếm khoảng 90% diện tích đất tự nhiên trong khu vực. Các vùng này có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Mặt khác, vùng núi và cao nguyên còn giữ vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng của Việt Nam. Tuy nhiên, các khu vực này đa phần còn trong diện nghèo và chậm phát triển, lại thường chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, gây thiệt hại rất lớn đến tài sản, tính mạng của người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, theo phân loại, vùng núi và cao nguyên là một trong các khu vực chịu sự tổn thương lớn nhất. PV vusta.vn có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.


PV: Ông có thể cho biết những nguyên nhân nào gây lên sự phát triển bền vững của miền núi?

 

TS. Nguyễn Ngọc Sinh: Thứ nhất đó là tác hại của biến đổi khí hậu lên khu vực vùng núi phía Bắc, trong mùa mưa bão, các đợt mưa lớn gây lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá gia tăng cả về tần suất xuất hiện và cường độ. Trong mùa khô, mưa ít, dòng chảy kiệt, độ ẩm thấp gây hạn hán nghiêm trọng làm cho tiến trình hoang mạc hóa khu vực này mở rộng hơn, làm cho nguy cơ cháy rừng rất cao trong cả mùa.

 

Thứ hai, đó là tác hại của biến đổi khí hậu lên khu vực vùng núi Trung bộ và Tây Nguyên, trong mùa mưa bão, tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới, song bão và áp thấp nhiệt đới khi đổ bộ vào các khu vực vùng duyên hải, vùng núi Trung bộ và Tây Nguyên vẫn chịu tác động lớn. Còn về mùa khô, nắng nóng dị thường kéo dài, mưa ít, dòng chảy kiệt, độ ẩm thấp gây hạn hán nghiêm trọng, làm cho tiến trình hoang mạc hóa khu vực này mở rộng hơn, chính vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng rất cao.

 

PV: Với địa hình nằm sát biển, có độ cao, lại kéo dài trên nhiều vĩ độ, với diện tích đất đai rộng lớn, có truyền thống canh tác lâu đời, đặc biệt là có sự phong phú tầm cỡ thế giới về đa dạng sinh học, kinh tế miền núi ở Việt Nam có thế ứng phó với biến đối khí hậu nếu khai thác và phát huy tốt cần có phải nắm bắt những cơ hội nào, thưa ông?

 

TS. Nguyễn Ngọc Sinh: Ngay từ bây giờ chúng ta đẩy mạnh việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá một các hệ thống tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội miền núi ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu, định hướng lâu dài cho việc phát triển của vùng này và sơm quy hoạch, xây dựng các trung tâm – động lực phát triển toàn vùng.

 

Ngoài ra, lượng dân cư tăng cơ học từ vùng ven biển các vùng đất trũng ở đồng bằng. Khả năng tăng cơ học dân số ở vùng núi do "tị nạn khí hậu" là tất yếu, nhưng là bao nhiêu, khi nào và ở địa điểm nào thì cần xác định theo quy hoạch.

 

Tương tự như vậy, mức độ gia tăng đầu tư, dịch chuyển trọng tâm đầu tư cho vùng núi sẽ tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế miền núi. Đồng thời, việc phát triển này có thể được kế hoạch hóa cho cả gia giai đoạn dài đến giữa, thậm chí đến cuối thế kỷ XXI trên cơ sở các kịch bản biến đổi khí hậu được hoàn thiện theo thời gian.

 

P.V: Vậy theo ông cần có giải pháp nào để ứng phó biến đổi khí hậu nhằm phát triển bền vững kinh tế miền núi?

 

TS. Nguyễn Ngọc Sinh: Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh miền núi, một mặt nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học do nhiệt độ và hạn hán gia tăng, hạn chế và giảm nhẹ khả năng tổn hại đối với các hệ thống tự nhiên như tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên đất... Chính vì vậy, theo tôi trước tiên cần hoàn thiện các kịch bản biến đổi khí hậu và đánh giá các tác động của chúng lên phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Tiếp theo là nghiên cứu đánh giá đầy đủ và hệ thống tiềm năng về mặt tự nhiên và môi trường của miền núi ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu. Phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng, nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rứng á nhiệt đới và ôn đới, bảo vệ các giống cây trông quý hiếm, nhất là các loài cây thuốc, các loài hoa á nhiệt đới, ôn đới, động vật hoang dã gắn với hệ sinh thái rừng. Phát triển mô hình "đổi lương thực lấy rừng, đổi năng lượng lấy rừng". Phát triển mô hình du lịch sinh thái.

 

Ngoài ra, phòng chống cháy rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi bằng các cơ chế, chính sách định canh, định cư, giao đất, giao rừng, ổn định đời sống đồng bào dân tộc miền múi, xây dựng mô hình nông – lâm sinh thái kết hợp trên các vùng đồi, gò.

 

Phát triển, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên nước, tài nguyên đất, áp dụng các kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên của các địa phương, xây dựng nền nông – lâm nghiệp sinh thái, bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa.

 

Quy hoạch và quản lý xây dựng, nhất là các khu dân cư nông thông, miền núi, vùng ven sông, suối nhằm bảo vệ đời sống và sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường; Phát triển, hoàn thiện và khai thác tốt hệ thống thủy lợi; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sử dụng các giống thích ứng với điều kiện khô hạn, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong canh tác và chăn nuôi trong đó chú trọng phương pháp tưới tiết kiệm, hiệu quả, giữ ẩm, chăn nuôi gia súc có kế hoạch, hạn chế chăn thả gia súc tự do; Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng về biến đối khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội miền núi.

Băng Thanh, Nguồn: vusta.vn

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Bảo vệ Người tiêu dùng (NTD) đang trở thành một vấn đề ngày càng được cả cộng đồng xã hội quan tâm, là một tác nhân kinh tế ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh ̉ phát triển...